Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” Trường mầm non Khởi Nghĩa
Năm học 2022 - 2023
Giáo dục an toàn giao thông là vấn đề thiết thực của toàn xã hội nói chung, đối với trẻ em và lứa tuổi mầm non nói riêng. Vì ở lứa tuổi này trẻ dễ tiếp thu và hình thành những nề nếp thói quen tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách trẻ sau này, nó góp phần cho trẻ hiểu biết luật lệ giao thông từ đó trẻ nhận thức được tầm quan trọng của những luật lệ giao thông, giúp trẻ có ý thức về văn minh trật tự khi qua đường.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 của PGD&ĐT huyện, trường mầm non Khởi Nghĩa đã thực hiện chuyên đề “ Tôi yêu Việt nam’ với chủ đề “An toàn Giao thông cho nụ cười trẻ thơ” mục đích tạo sân chơi vui vẻ bổ ích cho các bé, giúp các bé hiểu về kiến thức, kỹ năng, khi tham gia giao thông qua đó các bé được giao lưu, học hỏi nâng cao kỹ năng sống giúp các bé mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, rèn luyện tố chất nhanh - mạnh - khéo léo- chủ động - tự tin nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non
Để làm tốt được chuyên đề này, nhà trường xác định công tác tuyên truyền, truyền thông về ATGT là một trong nhiệm vụ rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Truyền thông đến đội ngũ giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ về pháp luật bảo đảm trật tự ATGT và giáo dục ATGT cho trẻ mầm non. Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động truyền thông trong cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình. Đa dạng các hình thức truyền thông như: Chương trình “Vì nụ cười trẻ thơ - hãy đội mũ bảo hiểm cho trẻ”; Thực hiện các thông điệp truyền thông của trường “Đảm bảo an toàn khi trẻ ngồi trên mô tô, xe máy, xe đạp”; “Chấp hành luật giao thông là trách nhiệm của mỗi người”; “Phía sau tay lái là cả sự sống của con”;”An toàn giao thông cho bé - là niềm vui của cha mẹ”. Tuyên truyền qua các kênh thông tin như: Website, Fanpage, góc tuyên truyền, bảng thông báo, các Group zalo, qua các cuộc họp cha mẹ trẻ, trao đổi trực tiếp. Qua phát thanh của địa phương.
Phụ huynh tặng mũ bảo hiểm cho học sinh tổng huy động 20 cái; xe đạp cho trẻ chơi thực hành giáo thông: 15 cái; thực hiện khẩu hiệu Cổng trường an toàn GT. Nhà trường tổ chức hướng dẫn phụ huynh khi đưa con đến trường để xe máy đúng nơi qui định, để thành hàng, thành lối, tạo cảnh quan về an toàn giao thông, đưa tin, tài liệu, tranh ảnh, phim hoạt hình, hoạt động văn nghệ, vẽ tranh, làm đồ dùng đồ chơi, trò chơi rung chuông vàng, diễn tiểu phẩm…về giáo dục ATGT.
Nhà trường đã chủ động tập trung các nguồn lực như mua sắm bổ sung thiết bị đồ dùng đồ chơi về PTGT như ô tô, xe máy, biển báo, xa hình….; Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tập huấn nâng cao nhận thức về pháp luật bảo đảm trật tự ATGT và văn hóa khi tham gia giao thông; nâng cao năng lực về quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục ATGT cho trẻ mẫu giáo phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, xây dựng môi trường bên ngoài lớp học về “An toàn giao thông” cho trẻ được làm quen, trải nghiệm. Vẽ trên sân chơi của trẻ mô hình ngã tư đường phố, trẻ được trải nghiệm thú vị khi làm chú công an hướng dẫn giao thông, làm chú tài xế nhỏ chạy trên đường tuân thủ luật. Khi đi bộ phải đi trên vỉa hè, qua đường phải đi qua vạch mức dành cho người đi bộ, phải đi đúng làn đường, tuân thủ theo đúng tín hiệu đèn giao thông, khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, biết được một số biển báo giao thông như: Biển báo đường cấm, biển báo cấm xe ô tô, biển báo rẽ trái, rẽ phải, biển báo cấm đi ngược chiều, biển báo dành cho người đi bộ, cấm bóp còi... Trẻ cũng biết được các khu để xe của bố mẹ khi đưa, đón trẻ tại trường, để cùng bố mẹ thực hiện tốt để đảm bảo an toàn giao thông trước cổng trường. Thực hiện treo pano, áp phích về ATGT ở khu vực ngoài sân trường và khu vực cổng trường.
Ngoài việc xây dựng môi trường ngoài lớp học, nhà trường chỉ đạo đội ngũ giáo viên xây dựng môi trường trong lớp học có góc ATGT riêng, để tuyên truyền và cho trẻ trải nghiệm. Môi trường bên trong nhóm lớp giáo viên trang trí những hình ảnh các biển báo giao thông, các phương tiện giao thông, tranh ngã tư đường phố, một số biển báo về luật giao thông, hay những toa xe lửa, các bé chơi qua đó cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản khi tham gia giao thông. Ngoài ra trẻ còn được xem các bộ phim hoạt hình về Giáo dục an toàn giao thông mang tính giáo dục, các nhận vật ngộ nghĩnh, đáng yêu luôn hút trẻ.
Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng phim hoạt hình như phần mềm vyond, cápcut, tài liệu, học liệu điện tử và cung cấp đầy đủ các nguồn tài liệu giáo dục ATGT dành cho trẻ mẫu giáo.
Các nội dung trong chương trình “Tôi yêu việt Nam” được trường triển khai lồng ghép vào tất cả các chủ đề trong năm học và các hoạt động hàng ngày để dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi, trẻ được củng cố kiến thức cũ và cung cấp kiến thức mới. Lồng ghép thực hiện thường xuyên, phát triển và nâng cao nội dung giáo dục chủ đề Giao thông. Kế hoạch giáo dục nhóm lớp đảm bảo phù hợp với đặc thù địa phương, bám sát mục tiêu đạt được cuối độ tuổi theo chương trình giáo dục, nâng cao chất lượng và phát triển chủ đề ATGT. Linh hoạt tổ chức lồng ghép giáo dục ATGT vào trong các hoạt động giáo dục trong ngày.Thực hiện có hiệu quả công tác thi đua với các hoạt động lồng ghép ATGT vào giáo dục trẻ thông qua các tiết dự giờ, hội thi “ Làm đồ dùng đồ chơi về chủ đề PTGT”, nhà trường đã huy động sự hỗ trợ của phụ huynh ủng hộ nguyên học liệu, đồ dùng phế thải, bằng những đôi bàn tay khéo léo các cô giáo đã làm ra rất nhiều đồ dùng, đồ chơi để trẻ được chơi, trải nghiệm trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động, Phụ huynh tặng mũ bảo hiểm xe máy, những chiếc xe đạp nhỏ nhỏ xinh xinh để các cháu có thêm đò dùng khi thực hành tham gia GT, giáo viên tiết chuyên đề “ Tổ chức hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm”. Giáo viên cung cấp các kiến thức, kỹ năng, thái độ về PTGT phù hợp với từng độ tuổi; Đối với trẻ 3-4 tuổi: Cho trẻ làm quen một số phương tiện giao thông quen thuộc qua việc dạy trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông quen thuộc như ô tô, xe máy, xe đạp, tàu hỏa, máy bay…, dạy trẻ biết nắm tay người lớn khi đi sang đường, ngồi ngay ngắn trên xe đạp, xe máy, xe ô tô khi được ba, mẹ chở đi.
Đối với trẻ 4-5 tuổi: Củng cố những kiến thức cho trẻ 3-4 tuổi, nhà trường cung cấp thêm kiến thức cho trẻ để trẻ biết kể tên, so sánh, phân nhóm một số phương tiện giao thông. Biết thêm về một số dịch vụ về giao thông như nơi bán vé, bến ô tô, ga tàu, sân bay… Chơi ở nơi an toàn, tránh nơi có nhiều người và xe cộ qua lại, chợ, trạm điện, nơi có vật liệu dễ cháy nổ…Biết cách đi bộ an toàn, an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông, biết các tín hiệu đèn giao thông. Đi bộ an toàn, biết những nguy hiểm xảy ra khi không tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông
Đối với trẻ 5-6 tuổi ngoài việc củng cố những kiến thức đã biết các cô sẽ dạy trẻ hiểu biết nhiều hơn, làm quen một số biển báo hiệu giao thông đường bộ như: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn. Nơi qua đường an toàn là nơi có vạch kẻ đường, cầu vượt hoặc hầm qua đường dành cho người đi bộ. Dạy trẻ cách đội mũ bảo hiểm đúng, những nguy hiểm có thể xảy ra khi không tuân thủ các quy định về tham gia giao thông trên đường.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác thi đua với các hoạt động lồng ghép ATGT vào giáo dục trẻ thông qua các hội thi, hoạt động trải nghiệm.
Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” với các hoạt động hết sức thiết thực thiết thực trong công tác giáo dục mầm non, giúp trẻ có những trải nghiệm thực tế hình thành nhận thức và ý thức chấp hành đúng luật giao thông để bảo vệ chính mình, gia đình và xã hội những người xung quanh khi tham gia giao thông, hướng đến một xã hội giao thông văn minh và an toàn.
Sau đây là một số hình ảnh chương trình " Tôi yêu Việt Nam" Trường Mầm non Khởi Nghĩa